banner-topbar

Thói quen xấu mẹ nên bỏ khi dùng khăn cho bé

Thói quen xấu mẹ nên bỏ khi dùng khăn cho bé

Hằng ngày, mẹ có những thói quen sử dụng khăn khi dùng cho bé mà không hề biết rằng những thói quen đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến bé yêu của bạn. Những thói quen không tốt nào dưới đây mà bạn thường mắc phải, thay đổi để không ảnh hưởng tới bé yêu.

Nhiều mẹ nghĩ đơn giản là khăn nào sử dụng cũng được nên dù biết khăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu, … nhưng vẫn được nhiều mẹ chọn mua cho bé. Những chiếc khăn này có giá cực kì rẻ, và những chiếc khăn này tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn và các loại hóa chất nguy hiểm gây ra các bệnh về da và hô hấp,..

Khi mua khăn cha mẹ thường quan tâm đến màu sắc, hình dáng, họa tiết, hoa văn,… rất ít chú ý đến thành phần chất liệu. Thông thường chỉ cảm nhận bằng cảm tính bằng cách cảm nhận sự mềm mại của khăn, nhưng điều này khó có thể biết chính xác được chất liệu của khăn, tốt nhất nên tìm hiểu về nguồn gốc, hãng sản xuất cũng như thành phần chất liệu được đính kèm theo khăn, nên chọn khăn trắng, không nên chọn khăn nhiều họa tiết vì điều này thường gây tổn thương da của bé trong quá trình sử dụng.

Không phân loại khăn khi dùng cho bé

Việc lựa chọn và mua khăn thích hợp là việc vô cùng quan trọng trong việc vệ sinh và chăm bé, nhiều lúc cha mẹ sử dụng khăn tùy ý, không phân loại và tách riêng công dụng từng loại khăn như: khăn lau miệng, khăn lau mặt, khăn vệ sinh, khăn tắm, khăn lót khi bú sữa... Vì mỗi lẫn tiếp xúc khác nhau thì chất bẩn khác nhau và vi khuẩn cũng khác nhau.

Mỗi khăn có chức năng riêng không nên sử dụng một khăn với nhiều mục đích khác nhau, khăn mặt chỉ dùng với mục đích lau mặt, không nên lau tay, lau người,…khiến vi khuẩn lây lan, xâm nhập cơ thể. Không nên sử dụng khăn tắm để lau mặt, vì cơ thể hằng ngày sẽ tự loại bỏ tế bào chết, tắm sạch không có nghĩa là hoàn toàn sạch, sau khi tắm sử dụng khăn để lau khô cơ thể,  lúc này mới loại bớt bụi và tế bào chết, những bụi và tế bào chết sẽ được giữ trên khăn, nếu khăn không được vệ sinh thường xuyên thì nơi này môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

Quấn chặt bé bằng khăn

Trẻ nhỏ hay bị giật mình trong lúc ngủ, do đó các mẹ thường dùng khăn để quấn chặt bé. Nhưng thực tế bé cần được tự do cử động chân tay, việc quấn khăn quá chặt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, dễ gây những biến chứng về xương, ngoài ra còn ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và làm nguy cơ phát triển về bệnh viêm phổi.

Quấn chặt bé bằng khăn

Dùng chung khăn

Nếu gia đình bạn có nhiều trẻ nhỏ, việc dùng chung khăn là hoàn toàn không nên vì nó dễ lây các bệnh như đau mắt đỏ, viêm nhiễm da như nấm da, lang ben, đậu mùa, ghẻ,…

Sử dụng nhiều khăn

Sử dụng nhiều khăn là sạch lau cho bé, nhưng chính việc lau xong để nhiều nơi rồi quên không giặt, dùng khăn khác cho bé, rồi lại lấy lại khăn cũ đã dùng lại sử dụng cho bé . Đây là thói quen xấu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nhanh hơn. Tốt nhất chỉ nên có khoảng 2-3 cái khăn.

Để khăn trong nhà tắm hoặc treo khăn gần nhau trên 1 giá

Nhà tắm nơi trú ẩn của vi khuẩn, nếu để khăn trong nhà tắm trên cùng 1 chỗ treo, khi khăn bị ẩm ướt kết hợp với bả nhờn, bụi và tế bào chết thì khăn rất dễ nhanh có mùi hôi và bị nhớt gây ra các bệnh viêm nhiễm da, dị ứng và gây lão hóa da nhanh,…

Dùng khăn và chậu để rửa mặt

Theo PGS-TS Nguyễn Duy Hưng(Bệnh viện Da liễu trung ương) thói quen của chúng ta thường mắc phải là dùng khăn và chậu rửa mặt, nếu chậu rửa và khăn không được vệ sinh thường xuyên thì đây chính là nguyên nhân tạo điều kiện để cho vi khuẩn phát triển

Lau người quá khô

Cứ nghĩ là khăn mềm nên khi lau người và tóc cho trẻ bằng cách dùng khăn chà mạnh tay gây tổn thương và kích ứng da của trẻ, còn tóc sẽ dễ bị gãy và rụng. Tốt nhất là sau khi tắm hoặc gội đầu cho trẻ nên dùng khăn sạch thấm nhẹ nhàng để làm khô thay vì chà sát mạnh tay.

Lau người cho bé quá khô, mạnh tay

Bảo quản, vệ sinh khăn không đúng cách

Không giặt khăn trước khi sử dụng.

Ít giặt hoặc không giặt khăn bằng nước nóng.

Giặt khăn với nhiều xà phòng  gây ngứa da dẫn đến không thoải mái khi sử dụng, nếu giặt không kĩ sẽ mau làm hỏng khăn và gây các bệnh về da.

Ngâm khăn trong nước xả sẽ làm sợi khăn bị xơ cứng.

Sau khi giặt xong phơi khăn ở nơi ẩm ướt(nhà tắm,..), không thoáng khí, không ánh nắng mặt trời,…

Cất giữ khăn bằng cách xếp chồng nhiều khăn với nhau, tạo áp lực lớn ở khăn nằm ở dưới cuối.

Hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng khăn đúng cách

Khi mới mua khăn về, nên giặt khăn trước khi dùng để loại bỏ bụi bẩn

Nên thường xuyên giặt khăn khoảng 2-3 ngày/lần

Nên chia ra các loại màu khác nhau, giặt phơi riêng, để khỏi lẫn lộn tránh trường hợp lau mông bé xong rồi lại lau miệng,…

Khoảng  1 lần/tuần giặt khăn bằng cách bỏ khăn vào lò vi sóng hoặc nấu khăn khoảng 5 phút, nhưng  đừng làm quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính đàn hổi của khăn.

Thay khăn thường xuyên khoảng 3 tháng/lần và thay khăn mới nếu khăn bị khô xơ, khăn bị nhớt, có mùi hôi,..để tránh các bệnh về da và nhằm chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân, cũng như gia đình được tốt nhất.

Phơi khăn ở nơi thoáng mát, thoáng khí, dưới nắng mặt trời

Cất giữ khăn bằng cách cuộn tròn khăn nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng khăn và khăn bị nhăn

Nên mua khăn ở nơi có thương hiệu, uy tín,... Để dễ dàng hơn cho việc chọn mua khăn, Mollis có nhiều loại khăn dành cho trẻ em như: khăn sữa, khăn mặt, khăn tắm, áo choàng tắm….với nhiều chất liệu khác nhau như tre, đậu nành, bông hữu cơ,...

http://mollis.com.vn/bo-khan-tay-sua-organic-mollis-P777?search=kh%C4%83n%20s%E1%BB%AFa

Khăn Mollis Ogranic dành cho trẻ em

Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp cha mẹ tránh những sai lầm thường ngày để đảm bảo an toàn cho làn da và sức khỏe cho bé yêu.

     (Phòng TT và Bán lẻ GD)

Đang xem: Thói quen xấu mẹ nên bỏ khi dùng khăn cho bé

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng