banner-topbar

Làm gì khi bé bị sốt?

Làm gì khi bé bị sốt?


Khi bé bị sốt ba mẹ cần làm gì để xác định được bé có thể giảm sốt ở nhà hay vào bệnh viện để khám?

Cần kiểm tra thân nhiệt cho bé khi

Thấy trẻ mệt mỏi, đôi mắt lừ đừ, hai má đỏ hoặc tái.

Trẻ ngủ li bì, thở gấp. Thân nhiệt cao hơn bình thường.

Trẻ ngủ li bì, thở gấp. Khi sờ tay vào cảm thấy thân nhiệt bé cao hơn bình thường.

   Kiểm tra thân nhiệt cho bé

Kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế và xác định cơn sốt của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trẻ sốt nhẹ khi thân nhiệt dao động từ 37,5 – 38,5 độ C, ở 38,5-39 độ C thì là sốt vừa. Trong trường hợp trẻ sốt nhẹ và vừa nếu không kèm theo triệu chứng gì khác thì có thể chăm sóc tại nhà

Sốt cao khi thân nhiệt trẻ dao động từ 39 – 40 độ C, còn khi thân nhiệt >40 độ C là trẻ sốt rất cao. Nếu trẻ sốt cao và rất cao cần đưa trẻ đi thăm khám để được theo dõi và điều trị kịp thời.  

Trường hợp trẻ bị sốt nhẹ và vừa:

Cần theo dõi nhiệt độ và cứ 4 tiếng lại kiểm tra thân nhiệt của trẻ một lần.

Không nên dùng miếng dán hạ sốt vì miếng dán này hoàn toàn không có tác dụng hạ sốt.

Thay quần áo thoáng mát, co dãn, thấm hút mồ hôi cho bé.

Tiến hành dùng khăn bông nhúng nước ấm lau người cho trẻ, nhất là vùng nách, bẹn, trán…để giúp trẻ nhanh hạ nhiệt.

Dùng khăn bông nhúng nước ấm lau người cho bé giúp bé nhanh hạ nhiệt

Bổ sung đầy đủ nước cho bé. Với trẻ còn bú nên gia tăng số lần bú để tăng sức đề kháng, thanh lọc và giải nhiệt cơ thể. Ngoài nước đun sôi để nguội có thể bù nước oresol cho trẻ uống cũng như sử dụng thêm sữa ấm, nước trái cây…

Ngoài ra, còn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

Cung cấp các thức ăn ở dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ và không ép trẻ ăn quá no trong một bữa.

Trường hợp trẻ bị sốt cao và rất cao

Tiến hành hạ sốt cho trẻ theo các cách làm giảm sốt nhẹ nhằm giảm sự khó chịu. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị.

Tiến hành bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ sử dụng nhiều nước, nước ép trái cây, bù điện giải, các loại thuốc bổ đa sinh tố,…

Cho trẻ ăn càng nhiều càng tốt để tránh mất nước và sụt cân. Tuy nhiên thức ăn cần đảm bảo tính mát, lỏng, mềm, dễ tiêu hóa.

Không nên tự ý sử dụng thuốc, kháng sinh mà không được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mặc quá nhiều lớp quần áo, ủ nhiều chăn cho bé khiến thân nhiệt trẻ càng gia tăng.

Ủ nhiều chăn khiến thân nhiệt trẻ càng gia tăng

Sử dụng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của trẻ dưới 38 độ C, không tốt cho cơ thể và dễ khiến trẻ nhờn thuốc.

Không nên dùng miếng dán hạ sốt

Để hạ sốt cho trẻ nhanh cha mẹ dùng nhiều loại thuốc hạ sốt cùng lúc. Điều này gây ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Sử dụng nước lạnh hoặc cho cồn, giấm vào nước để lau người cho trẻ. Điều này dễ khiến trẻ bị sốc nhiệt, bỏng lạnh hoặc mắc bệnh hô hấp.

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ

Sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng sốt ở trẻ vẫn không thuyên giảm.

Trẻ sốt cao hoặc sốt kéo dài ngày.

Bé sốt kèm theo các dấu hiệu như bỏ ăn, chán ăn, ăn kém, mệt mỏi, li bì, hôn mê, rét run, khó thở, xuất huyết, đau bụng,…

Trong quá trình hạ sốt cho trẻ cần theo dõi tình hình để có biện pháp xử lý kịp thời.

Xem thêm các thông tin hữu ích về sức khỏe trên website mollis.com.vn hoặc fanpage Mollis.

(Sưu tầm)

Đang xem: Làm gì khi bé bị sốt?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng